Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Tổng hợp các văn bản có hiệu lực từ tháng 06, tháng 07 năm 2013

Tổng hợp các văn bản có hiệu lực từ tháng 06, tháng 07 năm 2013



Quyết định số 1173/QĐ-BTC ngày 21/5/2013 của BTC Về việc đính chính Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích KHTSCD

Quyết định số 1173/QĐ-BTC ngày 21/5/2013 của BTC Về việc đính chính Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích KHTSCD

.
Quyết định số 1173/QĐ-BTC ngày 21/5/2013 của Bộ Tài chính Về việc đính chính Thông tư số 45/2013/TT-BTCngày 25/4/2013 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định 
66446-tscd

Quyết định này đính chính nội dung tại khoản 11 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC như sau:
 
“11. Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC (Hết hiệu lực nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 3của Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này”.
 
So với nội dung trước đó tại điều khoản này, việc nhận biết tài sản cố định không đủ tiêu chuẩn theo quy định mới sẽ dựa theo Điều 3 thay vì Điều 2.
 
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và là một bộ phận không tách rời của Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính.

Phạt nặng các hành vi vi phạm quy định về thử việc, trốn đóng BHXH, trả lương không đúng quy định

Phạt nặng các hành vi vi phạm quy định về thử việc, trốn đóng BHXH, trả lương không đúng quy định

.
Ngày 22 tháng 08 năm 2013, Chính Phủ ban hành Nghị Định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Nghị định quy định rõ các  hình thức xử phạt  cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về thử việc:
+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ.
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
♣ Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần;
♣ Thử việc quá thời gian quy định;
♣ Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.
Vi phạm quy định về tiền lương
Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn, trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định ; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật lao động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
♦ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
♦ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
♦ Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
♦ Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
♦ Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
♦ Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
♦ Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
♦ Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
thue-1375949113_500x0
Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo him xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra, nghị định còn quy định rõ các hình thức xử phạt, mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đưa người Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng.
 Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2013.

Quy định mới xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn

Quy định mới xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

.
Ngày 24/09/2013, Chính Phủ ban hành Nghị định số 109/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức phạt tiền, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến quản lý nhà nước về giá, phí, lệ phí, hóa đơn được quy định tại Nghị định khác của Chính phủ thì áp dụng quy định tại các Nghị định đó để xử phạt.
Nghị định quy định hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng. Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá là 150 triệu đồng, trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí, hóa đơn là 50 triệu đồng.
Đặc biệt, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo Nghị định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn là một năm, trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí là hai năm. Đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế.
Cũng theo Nghị Định này, phần lớn các mức phạt tiền trong lĩnh vực hóa đơn đều tăng mức phạt tối thiểu nhưng giảm mức phạt tối đa, tiêu biểu:
+ Phạt tiền từ 2.000.000đ đến 4.000.000đ đối với hành vi tự in hóa đơn, khởi tạo hóa đơn điện tử không đủ nội dung quy định.
+ Phạt tiền từ 4.000.000đ  đến 8.000.000đ  đối với các hành vi:
– Tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử khi không đủ các điều kiện quy định.
– Cung cấp phần mềm tự in hóa đơn không đủ nguyên tắc theo quy định hoặc hóa đơn khi in ra không đáp ứng đủ nội dung quy định.
+ Phạt tiền từ 20.000.000đ đến 50.000.000đ đối với hành vi tự in hóa đơn giả và hành vi khởi tạo hóa đơn điện tử giả.
+ Phạt tiền từ 2.000.000đ đến với 4.000.000đ đối với hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản.
+ Phạt tiền từ 6.000.000đ đến 18.000.000đ đối với hành vi không khai báo đúng quy định về mất hóa đơn trước khi thông báo phát hành.
+ Phạt tiền từ 20.000.000đ đến 50.000.000đ đối với hành vi đặt in hóa đơn giả.
+ Phạt tiền từ 6.000.000đ đến 18.000.000đ đối với hành vi không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được kê khai, nộp thuế theo quy định.
+ Phạt tiền từ 4.000.000đ đến 8.000.000đ đối với hành vi không nộp thông báo, báo cáo hóa đơn gửi cơ quan thuế .
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 09/11/2013,  thay thế Nghị định số 106/2003/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí; Nghị định số 84/2011/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và Chương V Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Các quy định khác về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giá, phí, lệ phí, hóa đơn không nêu tại Nghị định được thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính./.